logo

Những Ngày Lễ Hội Lớn Nhất Thái Lan

1. Lễ mừng năm mới

Người Thái cũng đón Tết dương lịch. Vào ngày 31/12, lễ đêm ngược thời gian được tổ chức ở một vài địa điểm quan trọng của Bangkok: Sanam Luang, Trung tâm thương mại Central World, cầu Rama VIII, và Sân vận động quốc gia. Ngày 1/1, buổi lễ tạo phước cúng đường của các tín đồ đạo Phật được tổ chức vào buổi sáng còn các hoạt động giải trí dân gian diễn ra vào buổi tối. 

2. Lễ hội Songkran

(Tết truyền thống của người Thái - vào ngày 13, 14, 15 tháng Tư)

Đây là thời gian đoàn tụ và vui vẻ với gia đình dân số Bangkok vơi đi đến một nửa khi mọi người đều lên đường về quê để viếng thăm những người mình yêu quý. Theo truyền thống, trẻ em đổ nước lên bàn tay của người lớn trong nhà và nói lời cầu phúc trước khi chạy đi té nước may mắn loanh quanh đâu đó trong thành phố hoặc gần khu vực sông ngòi, kênh rạch. Tại Sanam Luand ở Bangkok, pho tượng Phật được vô cùng sùng kính "Phra Buddha Sihing" sẽ được mang ra và được tắm bởi hàng ngàn Phật Tử. Lễ kỷ niệm biến thành những cuộc hỗn chiến bằng nước, nhưng vì đang là tháng Tư và tiết trời rất nóng nên thực ra đây lại là một cách giảm nhiệt dễ chụi. Đường Khao San, nằm ở khu Banglamphu, là một trong những điểm té nước đông vui của thành phố với sự tham gia của nhiều người cả dân địa phương lẫn khách du lịch. Những người không muốn bị ướt có thể cứ ở nguyên trong nhà. 

3. Lễ xuống đồng của Hoàng Gia

Được tổ chức hàng năm ở Sanam Luang, và do nhà Vua chủ trị, nghi lễ đạo Bà-la-môn này đánh dấu sự mở đầu chính thức mùa cầy lúa vào đầu tháng Năm. 

4. Sinh nhật của Hoàng Hậu

Kỷ niệm vào ngày 12 tháng Tám, Ngày của Mẹ ở Thái Lan được đánh dấu bởi hoạt động treo đèn kết hoa trên những công trình kiến trúc công cộng ở khu Ratchadamoen và Cung điện Lớn, những công trình diễn pháo hoa và biểu diễn văn hóa ở Sanam Luang. 

5. Ngày Chulalongkorn

Được tổ chức vào ngày 23 tháng mười quanh bức tượng Vua Chu-lalongkorn (1860-1910) đang cưỡi ngựa, lễ kỷ niệm này nhằm tôn vinh vị Vua đã bãi bỏ chế độ nô lệ, cứu đất nước khỏi sự xâm chiếm của bọn thực dân, và hiện đại hóa đất nước. 

6. Lễ hội Loi Krathong

Lễ kỉ niệm thú vị nhất của người dân Thái này diễn ra vào đêm trăng tròn của tháng chạp âm lịch, thường rơi vào tháng 11 theo lịch dương. Những người dự lễ đặt hương, tiền xu, nến, trầu cau và hoa trên một chiếc khay hình hoa sen hay còn gọi là Krathong. Sau đó, nến và hương được thắp lên và Krathong được thả xuống dòng nước, trong khi người chủ của nó nín thở trông theo với hy vọng ngọn nến không bị tắt đi. Ý nghĩa của ngọn lửa là hoàn thành được điều mơ ước và có cuộc sống trường thọ. Dọc bờ sông, du khách có thể mua những chiếc Krathong làm sẵn giá rất rẻ và cùng tham gia vào hoạt động của lễ hội. Trên mặt nước, hàng ngàn ánh sáng lung linh nhấp nhô theo nhịp sóng, tượng trưng cho hy vọng và ước mơ của con người. Lễ kỷ niệm này đem lại niềm vui cho cả gia đình và không ai có thể bỏ lỡ. 

7. Lễ diễu hành của sắc màu

Được tổ chức vào ngày 3/12, đội Vệ binh Hoàng gia ưu tú đọc lời tuyên thệ trung thành với quốc vương trong một nghi lễ đầy màu sắc tại quảng trường Hoàng gia.

8. Sinh nhật của nhà Vua

Sinh nhật của nhà Vua vào ngày 5/12, cũng được lấy làm ngày của Cha ở Thái Lan, và được kỷ niệm cùng với lễ tạo phước cúng dường của các tín đồ đạo Phật, cảnh treo đèn kết hoa quanh Grand Palace và khu Ratchadamoen trông hết sức đẹp mắt vào buổi tối, và các trò giải trí công cộng - chủ yếu dưới hình thức trình diễn kịch dân gian và chiếu phim ngoài trời. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chuyên trang về Thái Lan, các dịch vụ du lịch Thái Lan, tư vấn kinh nghiệm, văn hóa, lễ hội Thái Lan... LH: 0916.899.643

Bình luận Facebook

Bình luận Gooogle+